Giới Thiệu

Trong một cơ duyên từ năm 2010, Thầy Pháp Hòa về vùng Kelowna theo ước nguyện của một Phật tử và gia đình. Từ đó, các Phật tử vùng này ao ước Thầy về đây để hướng dẫn tu học. Rồi nhân duyên tới, ròng rã suốt năm 2011, tháng nào Thầy cũng về để sinh hoạt cùng mọi người nơi đây, ở một cơ sở tạm tại một ngôi chùa Đài Loan, do một quý ni sư lớn tuổi người Đài Loan trụ trì.

Đến năm 2015, Thầy Viện Chủ (tại chùa Trúc Lâm – Edmonton) quyết định dựng một ngôi chùa ở Kelowna, nhưng sau đó Thầy có nhiều việc khác phải chăm sóc, nên bàn giao lại cho Thầy Pháp Hòa đi vay mượn, vận động quyên góp để sang lại khu đất này và tiến hành xây dựng, vận hành, để chúng ta có một ngôi chùa an lành, sinh hoạt hàng tuần cho các đồng hương người Việt và những ai quan tâm hướng đến cửa Phật.

Trở lại với khu đất này, vốn trước đây là một nhà thờ Anh giáo, được xây năm 1933. Đến khoảng 1958, nhà thờ bị bỏ trống. Hội Đồng Thành Phố – City of Kelowna – quyết định sang lại khu đất này cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam, với điều kiện vận hành là cơ sở tôn giáo và phải bảo tồn nguyên vẹn cấu trúc của nhà thờ, vì đây là một trong những cơ sở truyền thống di sản văn hóa của vùng Okanagan này.

Trải qua bao khó khăn từ lúc sang lại đến khi hoàn tất thủ tục giấy tờ để xây dựng mất gần 5 năm. Cuối cùng, ngôi chùa cũng được khởi công xây dựng vào tháng 05/2020. Do ngôi nhà thờ cũ nằm sát đường, đội thi công phải đào móng, di dời vào trong, và xây thêm 2 cánh 2 bên. Đức Phật có dạy “Nhất thiết duy tâm tạo”, không gì sánh bằng tâm lực. Sức lực chúng ta có, nhưng chính tâm lực mới có thể giúp ta vượt qua bao khó khăn, trở ngại. Tâm lực con người rất mạnh. Tâm mình muốn sao, thì mọi việc sẽ được như vậy.

Cho đến hôm nay, báo chí và người dân địa phương nơi đây rất hoan nghênh đến sự có mặt của ngôi chùa trên vùng đất này. Có rất nhiều báo đài đến phỏng vấn, đưa tin, và người dân đia phương cũng rất vui và dành những lời tốt đẹp về ngôi chùa của mình. Gần đây, Hội Bảo vệ Di sản Văn Hóa Thành phố có liên lạc với chùa. Mỗi năm, họ có lễ tuyên dương công trình văn hóa trong vùng được duy trì, khởi sắc trở lại. Và năm nay 2022, chùa Tây Trúc được chọn để tôn vinh là cộng đồng người Phật tử Việt Nam đã cố gắng, duy trì, phát triển, bảo tồn, làm sống dậy một di tích cổ ở đây.

Trong một bài phỏng vấn trên đài Kelowna 10, Thầy Pháp Hòa có nói đến tâm nguyện của mình: “Là một tu sĩ của Phật Giáo Việt Nam, chúng tôi được sang đây để sinh sống, thì chúng tôi không có mong gì là làm bổn phận tròn vẹn của mình. Đó là làm sao làm cho đạo Phật nói riêng, và văn hóa của người Việt chúng tôi được duy trì cũng như là được giới thiệu ra… Và những gì chúng tôi làm, mục đích là để cảm tạ chính phủ ở đây, đã mở lòng tiếp đón chúng tôi, là những người tị nạn. Và ngày nay, cuộc sống của chúng tôi đã ổn định, có những người già, lớn tuổi được chính phủ nuôi. Và cả những người sinh con mang tật bệnh, chính phủ cũng nuôi. Thế thì chính phủ này đã cưu mang quá nhiều, thì bổn phận của chúng ta là phải sống tốt, để làm sao xã hội này tốt đẹp hơn.”

Và hôm nay, chúng ta rất vui vì từ một nơi cũ kỹ, với sức lực và tâm lực của các Phật tử nơi đây, đã dựng lại được một nơi để mình có thể sinh hoạt cùng nhau. Mong rằng, quý vị Phật tử địa phương chịu khó sắp xếp công việc của mình, để về chùa giúp đỡ, sinh hoạt và người đia phương ở đây có trách nhiệm giữ gìn cơ sở này, bảo tồn, phát triển. Như lời Phật dạy có 2 dạng người rất quý. Thứ nhất là dạng người biết tu sửa những cái đã hư. Thứ 2, dạng người xây dựng những gì chưa xây. Cũng như ai cũng có cái dở, cái xấu, cái hư trong mỗi con người. Quan trọng là chúng ta biết để tu sửa lại cho nó tốt.

Sống đừng làm hại mình.
Sống đừng làm hại người khác.
Sống đừng làm hại xã hội.

Nếu chúng ta sống được như vậy, là chúng ta đã sống trong Phật giáo.

DẤU MỐC LỊCH SỬ XÂY DỰNG CHÙA

Tên chùa: “Tây Trúc” nghĩa là rừng trúc ở Ấn Độ, nói về “khu rừng trúc nổi tiếng gần Rajagriha, nơi Đức Phật thường ở và thuyết pháp. Rừng trúc nằm trên vùng đất hiến tặng bởi Vua Bimbisara của Magadha, là mảnh đất đầu tiên trong số nhiều mảnh đất được tặng cho cộng đồng Phật giáo”

1. Nhà thờ trở thành Trung tâm Văn Hoá Rutland

A Kelowna church that was built in the 1930’s will be getting a makeover fit for a heritage building.

2. Phật Giáo kế thừa nhà thờ Rutland

An 85-year-old Rutland church, which had fallen into disrepair, will be repurposed as a Buddhist cultural centre.

3. Di tích lịch sử nhà thờ Rutland

A Kelowna church that was built in the 1930’s will be getting a makeover fit for a heritage building.

4. Công trình xây dựng chùa Phật Giáo

Construction crews are working patiently to shore up a nearly 90-year-old Rutland church to move it.